Tính đến thời điểm hiện tại thì ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới bởi cả hai giới. Với chuyên đề là Ung thư phổi thì Tại hội thảo Ung thư Việt – Pháp lần thứ 2 PGS.TS Bùi Diệu – nguyên Giám đốc Bệnh viện K cũng đưa ra những nhận định tương tự về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc ung thư phổi
Theo như thông báo mới nhất của Globocan năm 2018, mỗi năm trên thế giới căn bệnh ung thư phổi có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong. Riêng tại Việt Nam thì những con số về căn bệnh ung thư phổi này khá cao cụ thể là mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong.
Và cũng theo như báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì có khoảng 85-90% các ca ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc chủ động và hút thuốc một cách thụ động.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư phổi bên cạnh việc hút thuốc lá cả chủ động và bị động
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị ung thư phổi
Theo kinh nghiệm hơn 25 năm trong việc điều trị ung thư phổi của bác sĩ Lim Hong Liang thì những người đã từng mắc bệnh ung thư phổi có nguy cơ tái mắc bệnh ung thư phổi cao hơn người bình thường. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn trong trường hợp gia đình có người bị ung thư phổi như là cha, mẹ anh/ chị em ruột. Đặc biệt, khả năng mắc bệnh có thể cao hơn nếu như người bệnh sống cùng hoặc có thói quen sinh hoạt chung với người mắc bệnh hoặc ở cùng không gian có các loại hóa chất gây ra ung thư phổi.
Tiền sử bệnh phổi
Bệnh nhân đã từng mắc một số bệnh liên quan đến phổi cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh lao (TB), nhiễm trùng phổi…
Ô nhiễm không khí ngoài trời
Nhiều chuyên gia cho hay, tiếp xúc thường xuyên với môi trường có không khí bị ô nhiễm cũng có khả năng gây ung thư phổi. Lượng hóa chất ô nhiễm trong không khí cáng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cang cao
Các thành phần trong không khí bị ô nhiểm là nguyên nhân của bệnh ung thư phổi như khí thải động cơ diesel, benzen và một số PAH.
Tiếp xúc với bức xạ
Những người đã từng trải qua các can thiệp y học như là hóa trị, xạ trị vào ngực để điều trị một số bệnh ung thư khác như ung thư hạch Hodgkin và ung thư vú đều có nguy cơ ung thư phổi cao hơn người bình thường. Những trường hợp này có khả năng mắc bệnh cao hơn nữa nếu như họ có thói quen hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên.
Tiếp xúc với amiăng và randon
Amiăng là lợi hợp chất được sử dụng rộng rãi trong vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Những người có nguy cơ phơi nhiễm amiăng cao nhất bao gồm: Công nhân trong mỏ amiăng, công nhân ngành công nghiệp ô tô, xưởng đóng tàu, công nhân nhà máy xi măng, họa sĩ, thợ mộc và thợ điện.
Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc tiếp xúc với amiăng có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự với khí radon – một loại khí thường có ở những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất có quặng uranium tự nhiên. Và theo như thống kê thì có đến 20.000 người chết do mắc bệnh ung thư phổi và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh là do tiếp xúc với loại khí radon.
Tiếp xúc với một số hóa chất
Những loại hóa chất độc hại do tiếp xúc thụ động tỏng quá trình lao động và sinh hoạt như Arsenic, các hợp chất asen vô cơ, hợp chất cadmium và cadmium, hóa chất được sử dụng trong các ngành sản xuất như cao su, sắt và thép đúc và sơn… cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Trường hợp này đặc biệt lưu ý và cần được quan tâm nhiều hơn vì những đối tượng này thường rơi vào những người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc từng ghép tạng và dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những tường hợp còn lại.
Những đối tượng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm
- Người nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc lá thường xuyên ở độ tuổi 50 trở lên
- Các đội tượng hút thuốc lá có thâm niên trên 20 năm
- Người nghiện các loại thức uống có cồn: rượu, bia,…
- Người thường xuyên tiếp xúc với các loại khói, khí và hóa chất độc hại
- Người sống và làm việc trong môi trường thiếu không khí và an toàn: hầm mỏ, nhà xưởng
- Người có tiền sử mắc các bệnh về phổi: lao phổi, giãn phế quản, bệnh phổi mãn tính,…
Sau bài viết này, chúng tôi cũng mong muốn rằng mọi người sẽ hiểu thêm về sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư phổi và đặc biệt là những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này không chỉ riêng việc hút thuốc lá. Chính vì vậy, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn từ việc cải thiện môi trường sống, thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên thăm khám tổng quát để có thể tầm soát ung thư sớm và đặc biệt là từ bỏ thói quen hút thuốc lá để không gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình vì hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi.